Sài Gòn – Gia Định, cái tên son sắc một thời của thành phố mang tên Bác ngày nay, là một trong những chứng nhân lịch sử quan trọng nhất của dân tộc ta trong suốt thời đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sài Gòn đi qua biết bao cuộc chiến tranh, nó ôm ấp biết bao hình hài người lính đã ngã xuống, và chứng kiến những sự giao thoa của văn hóa nước nhà. Để giờ đây, cái tên Sài Gòn – Gia Định được nhắc đến như một đô thị hào hoa một thời, cái nôi của những công trình mang âm hưởng Tây – Ta kết hợp, lối kiến trúc mà cho đến ngày nay, nhiều người vẫn xuýt xoa ca ngợi là một “bản giao hưởng cổ điển” rất riêng của người Việt.

Sau khi ngược dòng lịch sử, tìm hiểu về kiến trúc Vauban – dấu ấn đầu tiên của phong cách Đông Dương tại Việt Nam ở Lược sử Đông Dương phần 1, chúng ta hãy cùng nhau đặt chân đến Sài Gòn những năm đầu Pháp thuộc, để cùng xem những biến chuyển của kiến trúc thời bấy giờ nhé.

I. SỰ SỤP ĐỔ CỦA GIA ĐỊNH PHỤNG THÀNH

Thành Gia Định  – hay còn được biết dưới tên Phụng Thành, được vua Minh Mạng cho xây lại sau khi phá hủy thành Phiên An. Tuy nhiên, Phụng Thành chỉ tồn tại được hơn 20 năm thì thất thủ dưới tay thực dân Pháp.

Năm 1859, Pháp cho đốt sạch Gia Định Phụng Thành, dùng hơn 85 tấn thuốc nổ để san bằng công trình kiên cố nhất Nam Kỳ thời bấy giờ, chỉ để lại dấu tích duy nhất là bức họa Thành Gia Định ngập trong biển lửa của quân Pháp.

Pháp-tấn-công-thành-Gia-Định

Thành Gia Định chìm trong biển lửa

Sau khi chiếm được Gia Định, người Pháp cho xây dựng Dinh Xã Tây – phiên bản Tòa thị chính Paris tại Đông Dương. Cùng với đó là hàng loại các công trình trọng yếu khác được mọc lên, mang hơi hướng Châu Âu giữa đất trời nước Việt.

Dinh-Xã-Tây_Kiến-trúc-đông-dương

Dinh Xã Tây – thiết kế bởi KTS. Gardès

Trụ sở UBND TPHCM

Tòa dinh thự trở thành Trụ sở UBND TPHCM ngày nay

II. NHỮNG CÔNG TRÌNH TRỌNG YẾU

1. Sở Dây Thép – Bưu điện Sài Gòn

Bưu-điện-Sài-Gòn

a. Lịch sử hình thành

Sở Dây thép Sài Gòn (hay còn gọi là Bưu điện Sài Gòn), được Pháp gấp rút xây dựng vào năm 1860 để thiết lập hệ thống thông tin liên lạc, ngay sau khi chiếm được Gia Định. Tọa lạc ngay trung tâm thành phố, bên hông là Vương cung Thánh đường (Nhà thờ Ðức Bà ngày nay) ở quảng trường Công Xã Paris. Sở Dây thép gây ấn tượng với lối kiến trúc độc đáo được thiết kế bởi kiến trúc sư Gustave Eiffel – người tạo nên những công trình nổi tiếng thế giới như Tháp Eiffel, tượng Nữ thần Tự do, cầu Long Biên, cầu Tràng Tiền…

Sở-dây-thép-Sài-Gòn

Sở dây thép – Bưu điện sài Gòn xưa

Sở Dây thép Sài Gòn chính thức khánh thành vào 13/01/1863, do ông Phạm Văn Trung làm giám đốc, và phát hành “con cò” đầu tiên (cách gọi con tem của người Sài Gòn thời bấy giờ).

Sau này, Sở Dây thép được xây dựng lại theo thiết kế của kiến trúc sư Vilơdic với quy mô hiện đại hơn và được khánh thành mới vào năm 1891.

b. Kiến trúc bên ngoài

Tòa nhà sở Dây thép Sài Gòn nổi bật với lối kiến trúc đối xứng, với kết cấu hình khối, gồm 3 tầng. Các cột trụ được xây theo hình khối với các cạnh vuông vức. Các chính và các cửa sổ được thiết kế với vòm cung phía trên.

Bưu-điện-Sài-Gòn-2

Lối trang trí tinh xảo bên ngoài Bưu điện

Mặt trước tòa nhà được chạm khắc hoa văn tinh xảo, kết hợp với các đường chỉ ngang được thiết kế công phu, tạo nên một nét đẹp sang trọng, cổ điển và mang lại sự cân đối cho của công trình.

c. Kiến trúc mái vòm độc đáo bên trong

Điểm ấn tượng bật nhất của công trình này là hệ thống mái vòm độc đáo bên trong. Ngay khi đặt chân vào tòa nhà, chúng ta sẽ choáng ngợp với mái vòm lớn được chống đỡ bởi 4 trụ sắt kiên cố, làm cho không gian của tòa nhà như được mở rộng về phía trên, thoáng đãng và to lớn hơn.

Kiến-trúc-mái-vòm-Bưu-điện-Sài-Gòn

Kiến trúc mái vòm ấn tượng bên trong Bưu điện Sài Gòn

Kiến-trúc-mái-vòm-Bưu-điện-Sài-Gòn_3

Vẻ đẹp lộng lẫy của tòa nhà thu hút không ít khách du lịch

Điểm nối giữa cột trụ với mái vòm cũng được thiết kế và trang trí hoa văn tinh xảo. Vừa cầu kì, tráng lệ, vừa sang trọng, nguy nga.

Kiến-trúc-nội-thất-Bưu-điện-Sài-Gòn

Lối trang trí cầu kì, tinh xảo đến từng chi tiết

Đặc biệt, bên trong tòa nhà còn được trang trí 2 tấm bản đồ với kích thước rất lớn là “Saigon et ses environs 1892” và “Lignes télegraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge 1936” vẫn còn được lưu giữ tới ngày nay.

Bản-đồ-Sài-Gòn_Bưu-điện-sài-gòn

Bản đồ Sài Gòn và khu vực lân cận năm 1892

2. Bến Nhà Rồng – Chứng nhân lịch sử

Bến-Nhà-Rồng

a. Lịch sử hình thành

Ngoài Sở dây thép được xây dựng với mục đích kết nối mạng lưới thông tin, Pháp còn cho xây dựng Thương cảng Sài Gòn để làm đầu mối thông thương với quốc tế. Nhằm quản lý các bến cảng tại Sài Gòn (mà chủ yếu là khu Bến Thành), và làm nơi ở cho viên Tổng quản lý cũng như nơi bán vé tàu, tòa nhà trụ sở của hãng Messageries Impériales (hãng xây dựng các cảng tại Sài Gòn bấy giờ) cũng được xây dựng. Về sau thì nơi đây được đổi tên thành Bến nhà Rồng.

Bến-Nhà-Rồng

Bến Nhà Rồng lộng lẫy về đêm

b. Nét kiến trúc đặc sắc

Sau khi chiếm đóng Nam Kỳ và xây dựng khu Thương cảng Sài Gòn, Pháp cho xây dựng tòa nhà Trụ sở để quản lý. Việc xây dựng do một viên quan năm tên Domergue phụ trách. 

Bến-Nhà-Rồng

Tòa nhà quản lý Thương cảng Sài Gòn năm 1863 (Bến Nhà Rồng ngày nay)

Được thiết kế theo lối kiến trúc phương Tây, với cấu trúc 3 tầng hình khối, cùng các cột trụ vuông vức. Tuy vậy Bến nhà Rồng lại mang một âm hưởng rất Việt Nam, khi phần mái được trang trí “Lưỡng Long chầu nguyệt” – tức 2 con rồng châu đầu vào mặt trăng. Đây là lối trang trí đặc trưng của các đình chùa nước ta từ thời xa xưa.

Sau này, họa tiết trên mái được thay đổi thành 2 con rồng bằng đất nung tráng men, đầu vươn ra hai phía khác nhau.

Họa-tiết-kiến-trúc-Bến-Nhà-Rồng

Họa tiết rồng trên mái Bến Nhà Rồng

c. Nơi lưu dấu hành trình lịch sử của Bác Hồ

Ngày 5/6/1911, con tàu Amiral Latouche Tréville rời bến Sài Gòn để thực hiện cuộc hành trình đến Singapore. Khi ấy, trên tàu có một thanh niên tên Văn Ba, xin làm chân phụ bếp cho tàu, và theo tàu rong ruổi suốt nhiều cuộc hành trình qua các quốc gia, và sau cùng là đặt chân đến nước Pháp xa xôi.

Tàu-Amiral-Latouche-Tréville

Tàu Amiral Latouche Tréville

Chuyến đi này, về sau đã trở thành cuộc hành trình mang tính lịch sử. Cuộc hành trình vĩ đại của Bác Hồ, người đã cống hiến cả cuộc đời để đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách áp bức của thực dân.

Nguyễn-Ái-Quốc-ra-đi-tìm-đường-cứu-nước

Khi Bến Nhà Rồng đầy nước mắt

Người đã lên tàu đi xa…

Khai rừng băng sông mở lối

Cho tôi có cả cuộc đời…”

2. Nhà thờ Đức Bà – Kiệt tác kiến trúc Cổ điển

Nhà-thờ-Đức-Bà

Nhà thờ Đức Bà ngày nay

a. Lịch sử hình thành

Trước khi nhà thờ Đức Bà hiện nay được xây dựng, người Pháp đã cho xây 2 nhà thờ khác, một ở đường số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế, Quận 1) và một được xây bằng gỗ bên bờ Kênh Lớn.

Bản-thiết-kế-nhà-thờ-Đức-Bà

Bản thiết kế nhà thờ Đức Bà của J. Bourad

Đến năm 1876, sau cuộc thi thiết kế kiến trúc do Thống đốc Nam Kỳ Guy Victor Auguste Duperré khởi xướng, nhà thờ thứ 3 (là nhà thời Đức Bà ngày nay) chính thức được xây dựng dựa trên bản thiết kế xuất sắc của kiến trúc sư J.Bourad. Về sau, nhà thờ này trở thành một công trình kiến trúc kiên cố, độc đáo, và bền vững theo thời gian.

Kiến-trúc-sư-J.-Bourad

Chân dung kiến trúc sư J. Bourad

b. Kiến trúc đặc sắc của công trình 138 năm tuổi

Nhà thờ mang hơi hướng Gothic kết hợp với phong cách Roman đậm chất Tây Âu Trung đại. Đây là một công trình bề thế và hoành tráng khi hầu hết các vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, ngói, kính màu, chuông… đều được nhập từ Pháp sang. Tuy nhiên, kiến trúc sư J.Bourad đã rất tài tình khi lựa chọn các vật liệu từ phương Tây nhưng lại rất phù hợp với điều kiện xã hội và khí hậu Việt Nam. Điều đó giúp công trình vẫn còn hiện diện như một chứng nhân lịch sử lâu đời giữa lòng Sài Gòn cho tới ngày nay.

Nhà-thờ-Đức-Bà_1880

Nhà thờ Đức Bà khi mới khánh thành năm 1880

Công trình được xây dựng trong vòng 2,5 năm, và được khánh thành vào ngay dịp lễ phục sinh năm 1880. Đến năm 1895, 2 tháp chuông của nhà thờ được xây cao thêm đến độ cao 60m, nơi đây treo bộ 6 chuông nặng đến 30 tấn.

Tháp-chuông-nhà-thờ-Đức-Bà

Hai tháp chuông được xây thêm năm 1895

Phần mái ngói của nhà thời được kiến trúc sư tính toán kỹ lưỡng và kết hợp hài hòa giữa kiểu ngói phương Tây với các loại ngói âm dương, ngói vảy cá đậm chất Việt Nam.

Mái-ngói-nhà-thờ-Đức-Bà

Lối lợp ngói đặc biệt của nhà thờ Đức Bà

Nhà-thờ-Đức-Bà

Công trình đã cùng Sài Gòn đi qua bao năm tháng

c. Kiến trúc bên trong nhà thờ

Bên trong nhà thờ nổi bật với gian chính rộng và dài, trần mái vòm cao và độc đáo. Các cột trụ được trang trí theo lối kiến trúc Gothic cổ điển đặc trưng. Bên trên có hệ thống cửa vòm với chức năng lấy sáng cho toàn bộ không gian chính.

Kiến-trúc-bên-trong-nhà-thờ-Đức-Bà

Kiến trúc mái vòng theo trường phái Gothic

Bên cạnh đó, hệ thống 56 ô kính màu với cách phối sáng hài hòa cũng giúp cho không gian thánh đường thêm phần huyền ảo, làm nổi bật không khí trang nghiêm, cũng như tô điểm cho có chi tiết kiến trúc bên trong thêm phần nổi bật.

Kính-màu-bên-trong-nhà-thờ-Đức-Bà

Kính màu đặc biệt bên trong thánh đường

III. TẠM KẾT

Các công trình trọng yếu như giao thông ( Cảng Sài Gòn), thông tin liên lạc ( Sở dây thép) và tôn giáo (Nhà thờ Sài Gòn), mở đầu cho thời kỳ kiến trúc Pháp nở rộ suốt hơn 100 năm ở nước ta theo bước chân xâm lược của thực dân, biến nước ta trở thành 1 đại công trường của Pháp thời bấy giờ.

Giai đoạn đầu này, các công trình thường rất đồ sộ, chúng mang chuẩn kiến trúc Pháp đúng với phong cách của những công trình hành chính quan trọng cấp Nhà nước lúc bấy giờ, phần nào cũng dùng để thị uy và gây ấn tượng với người dân địa phương. Càng về sau càng được tiết chế dần và dung hòa với lối kiến trúc bản địa, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam.

Fedic cảm ơn bạn đã dành thời gian của mình cho bài viết này. Nếu bạn thực sự yêu thích nó, đừng quên để lại đánh giá và bình luận phía bên dưới nhé! 

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Verified by MonsterInsights